TƯ DUY TỐI ƯU NGƯỜI LÀM MARKETING CẦN CÓ!

Theo mình, mỗi doanh nghiệp hay mỗi cá nhân đều có 2 mục tiêu lớn trong cuộc sống: Hoặc là tồn tại hoặc là phải phát triển. Mà để phát triển được thì đồng nghĩa với việc là phải tồn tại được. Nhìn nhận lại năm qua, các bạn thấy rằng từ những công ty có vốn đầu tư lớn đến những doanh nghiệp siêu nhỏ đều phải cắt giảm, tối ưu để tiếp tục duy trì và vượt qua bão kinh tế.
Thế thì các tập thể, doanh nghiệp mà không thực hiện các hoạt động tối ưu, cá nhân không ý được được việc tối ưu công việc của mình thì rất khó cạnh tranh và phát triển. Từ Năm 2017, bạn bè của mình kinh doanh rất phát đạt, quy mô phát triển một cách chóng mặt, thế nhưng đến thời điểm hiện tại mọi người tâm sự là phải cắt giảm hết nhân sự và tự vận hành để tối ưu chi phí, để tồn tại trong thời điểm này. Nhưng hầu hết mọi người đều đi trên 1 vết xe đổ đó là: khi nào kết quả đi xuống trầm trọng, tình thế không thể cứu vãn thì lúc đó mới quan tâm đến việc tối ưu.
Bài viết này mình nhằm mục đích gợi mở cách tư duy về tối ưu cho các bạn. Sẽ chưa có những casestudy, hướng dẫn cụ thể luôn đâu (phần này mình sẽ để vào các bài viết sau nhé). Để thực sự hiểu và triển khai các hoạt động tối ưu hiệu quả thì chúng ta cần trả lời được các câu hỏi sau:
– Bản chất của tối ưu là gì?
– Mục đích của tối ưu là gì?
– Quy trình tối ưu diễn ra như thế nào?

Bản chất của tối ưu là gì?

Tối ưu trong tiếng anh được gọi là Optimization (nó không phải là performance). Tối ưu là hoạt động hoặc chuỗi các hoạt động giúp chúng ta xác định các hoạt động cho doanh nghiệp, cá nhân xem đâu là hoạt động không hiệu quả, kém hiệu quả, hiệu quả cao từ đó đưa ra các quyết định loại bỏ, nâng cấp, cải tiến…Hoạt động tối ưu tốt phản ánh bằng một chỉ số rất cụ thể đó là P&L (Profit and Loss). Đích đến cuối cùng của việc tối ưu chính là việc đạt được lợi nhuận tối đa với nguồn lực tối thiểu.
VD: Một người phải tồn tại để vượt qua một sa mạc, việc đầu tiên họ phải quan tâm đó là lập ra một kế hoạch sử dụng những tài nguyên của mình sao cho hợp lý. Những tài nguyên đó là: Nguồn nước, thức ăn dự trữ so với số ngày phải sống trong sa mạc. Nếu việc sử dụng tài nguyên không hợp lý (tức là không có tối ưu) thì việc bỏ mạng trong sa mạc là rất cao. Nếu người đó ý thức và tối ưu tài nguyên hợp lý, họ sẽ tồn tại tiến đến thích nghi, dần dần tìm được những nguồn tài nguyên khác đến từ việc săn bắn, thu thập nguồn nước trong sa mạc sau một thời gian họ tự mình phát triển được cuộc sống trong sa mạc.

Mục đích của tối ưu là gì?

Muốn việc tối ưu mang lại hiệu quả, bản thân doanh nghiệp, cá nhân cần phải xác định được mục đích mình tối ưu để làm gì?
VD: Sếp giao cho nhân sự content phải tối ưu landing page bán hàng. Nhưng sếp không nói rõ mục đích cuối cùng của việc tối ưu này là gì, chỉ nêu ra mục tiêu là tìm được landing page có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất. Và rồi nhân sự mất rất nhiều thời gian cuối cùng testing đủ kiểu tìm ra được chiếc landing page chuyển đổi.
Nhưng xong rồi để đấy, khi làm project mới thì lại loay hoay từ đầu 😀!
Trong quá trình làm việc mình có đúc kết việc tối ưu nhằm hướng đến những mục đích cơ bản như sau:
1. Đóng gói: Tối ưu để tìm ra hình mẫu, xác định kết quả tốt nhất từ đó xây dựng được quy trình…
Ví dụ việc sếp giao cho nhân sự tối ưu landing page, thì mục đích cuối cùng là cần đóng gói được việc “Để tạo ra được một landing page chuyển đổi, nhân sự cần phải thực hiện những việc gì, làm theo một quy trình như thế nào thì tinh gọn nhất”
2. Nhân bản: sau khi đã đóng gói được rồi thì doanh nghiệp hướng đến nhân bản những hoạt động đã có quy trình và chứng minh được mức độ hiệu quả. Và đây chính là chìa khoá để giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô.
3. Phát triển: Khi đã nhân bản thành công, doanh nghiệp liên tục tập trung vào chuỗi quy trình đi từ đóng gói đến nhân bản. Lúc này doanh nghiệp mới thực mới thoát khỏi cảnh loay hoay vừa đi vừa mặc quần. Hay còn gọi là đã tìm ra được long mạch và cứ thế tập trung phát triển.

Quy trình tối ưu hoá diễn ra như thế nào?

1. Tối ưu đầu vào
Nhiều người khi thực hiện tối ưu là lao vào việc kiểm tra, tracking, giám sát… Việc này không thừa nhưng nó chỉ là việc đốn cây ở ngọn mà thôi. Khi tối ưu mà chỉ thông qua việc đo lường, giám sát thì sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề tận gốc. Vấn đề này được giải quyết thì vấn đề khác lại xảy ra.
Để bắt đầu tối ưu chúng ta sẽ cần xác định phần đầu vào một cách khoa học, rõ ràng.
VD: để tối ưu hoạt động viết bài trên blog cần tối ưu đầu vào bằng việc:
– Xem xét lại mục tiêu, brief viết bài đã hợp lý chưa?
– Xem xét lại năng lực nhân sự viết bài đã đủ hay chưa?
– Xem lại việc xây dựng kế hoạch phát triển nội dung đã khớp với lộ trình marketing hay chưa?
Cũng có thể nói trước khi chúng ta quyết định cố gắng, chúng ta cần phải biết lựa chọn.
2. Tối ưu vận hành
Đây là khâu chúng ta sẽ tối ưu cách làm việc ở quy mô cá nhân và đội nhóm:
Ở quy mô cá nhân, tối ưu vận hành có nghĩa là chúng ta sẽ tìm ra những cách làm việc hiệu quả và thông minh hơn, VD:
– Sử dụng Ai
– Kết hợp các công cụ automation
– Nâng cao trình độ, và kỹ năng để giảm thiểu thời gian sản xuất, mang lại chất lượng.
Ở quy mô đội nhóm, tối ưu vận hành chính là việc xây dựng, triển khai, áp dụng tinh chỉnh quy trình phối hợp làm việc giữa các cá nhân với nhau.
3. Tối ưu đầu ra
Tối ưu đầu ra chúng ta hay gọi một cách thân quen đó là “Làm cho số đẹp”. Khâu này chỉ xảy ra khi chúng ta thực hiện đo lường các kết quả đầu ra, từ việc đo lường đưa ra các kết luận, đúc rút và cải tiến các phiên làm việc tiếp theo nhằm mang lại kết quả tốt hơn.
VD: Các bạn theo dõi quảng cáo, xác định các nội dung nào có chỉ số CTR cao, thấp sau đó gọi cả team lại phân tích lý do vì sao nó cao, vì sao nó thấp >> Cả team cùng rút kinh nghiệm và tiếp tục đưa ra hướng cải tiến >> ông ads thì tối ưu tệp, ông content thì tối ưu lại cách mở đầu video, input thêm CTA vào video để tăng tỉ lệ chuyển đổi…
Và khi các bạn thực hiện đủ cả 3 bước tối ưu thì tự nhiên chúng ta hình thành nên một vòng tuần hoàn sau:
Tối ưu đầu vào >> tối ưu vận hành >> tối ưu đầu ra >> tối ưu đầu vào >> …
Thử tưởng tượng, nếu bạn liên tục tối ưu như vậy thử hỏi cá nhân hay doanh nghiệp của các bạn có trở nên phát triển không?
Mình là Thành, nickname LeeTa – Người chuyên chia sẻ về Performance Marketing!
Trên đây là chia sẻ góc nhìn của mình về tư duy tối ưu dành cho người làm marketing, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn 😀!

————————————————————

Xem thêm: Danh sách khoá học của Thành Lê Leeta trên video đa kênh bạn có thể quan tâm

1.Notion Productivity – Ứng dụng Notion trong quản lý team và cá nhân

2.Làm Sao Để Ứng Dụng Hiệu Quả Chat GPT Vào Marketing

3.Insight Xài Được

4.Content viral ngân sách thấp 

Bạn có thể xem hướng dẫn đăng kí tại đây  Đăng kí ngay để thêm 1 kĩ năng mới từ hôm nay bạn nhé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *