Nguy Cơ Và Cơ Hội Khi Hợp Tác Với KOL

Gần đây một nhãn hàng có đề xuất Thương chọn một KOL phù hợp với kịch bản mình đã trúng. Ngân sách mời một số KOL có thể gần bằng ngân sách sản xuất TVC.
***Dành cho bạn nào mới, KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader. Những người có sức ảnh hưởng đến những cộng đồng nhất định.
Rộng nhất có sức ảnh hưởng nhất phải kể đến những người nổi tiếng hoạt động trong showbiz là sao, diễn viên, ca sĩ, MC… Chúng ta hay gọi là celeb.
Tiếp Theo là các influencer người có sức ảnh hưởng rộng rãi trên MXH. Cuối cùng không thể thiếu nhóm Mass seeder là những người có sức ảnh hưởng tới nhóm nhỏ. Như chính bạn cũng có thể là mass seeder.
Không phủ nhận một kịch bản tốt kết hợp với KOL sẽ có sức lan toả mạnh và nhanh hơn. Người xem dễ nhận biết và tăng tương tác.
Giúp branding và quảng bá mạnh mẽ sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng.
Vì Thương và team đã từng có những video làm cho brand có KOL khá viral. Nên Thương khá hiểu chuyên nghiệp là điều cần thiết nếu muốn hợp tác với KOL và brand để job suôn sẻ.
Thường Thương sẽ đề xuất KOL ngay từ khâu kịch bản hoặc khi Thương làm đạo diễn mình cùng nhãn hàng chọn ra KOL phù hợp theo kịch bản.
Bên cạnh các ưu điểm khi hợp tác với KOL Thương vẫn cân nhắc một chút vì những lý do sau:
1. Scandal của KOL sau khi TVC chuẩn bị hoặc đã lên sóng. Cái này quả thực rất khó lường trước. May mắn cái này mình ít gặp. Vì kĩ từ khâu chọn.
2. Nếu không kí độc quyền KOL có thể đóng cho nhãn hàng đối thủ.
3. KOL vạ miệng khiến hình ảnh của KOL và brand bị ảnh hưởng
4. Ngân sách sẽ cần lớn để có thể mời một nghệ sỹ có sức ảnh hưởng lớn
5. Thời gian quay cần phù hợp với lịch trình KOL. Thường trong hợp đồng sẽ quy định giờ quay. Quá giờ thì bên sản xuất sẽ bị chart thêm.
Vì những cân nhắc trên Thương có chia sẻ với anh sản xuất đề cùng bàn phương án tốt nhất cho khách hàng. Chọn kĩ càng 3 option KOL theo 5 tiêu chí:
1. Phù hợp với brand và kịch bản
2. Có sức ảnh hưởng tích cực với khách hàng mục tiêu của nhãn hàng độ phủ cao
3. Hình ảnh sạch vì các nhãn hàng lớn không bao giờ chọn các KOL lên bằng content bẩn
4. KOL chuyên nghiệp biết bảo vệ hình ảnh
5. Catxe nằm trong khoảng giá nhãn hàng đưa ra hoặc hơn 20-30%
Thật ra những tiêu chí trên mới là bước sàng lọc đầu tiên. Để có thể đi đến sự hợp tác thuận lợi giữa hai bên cần có sự trao đổi khá nhiều.
Vì không chỉ có brand có quyền chọn KOL mà các KOL nhất là miền Nam họ cân nhắc khá kĩ khi chọn brand để hợp tác.
Nếu với các dự án TVC, Viral clip không có ngân sách chọn KOL thì Thương cho bạn thêm vài đề xuất.
1. Sử dụng mastcot (Linh vật)
2. Chọn những gương mặt diễn viên phù hợp với kịch bản và diễn xuất tốt
3. Tập trung vào kịch bản và ý tưởng
4. Tăng ngân sách quảng cáo
5. Đẩy đa kênh và có kênh chủ lực
6. Chọn trend để bắt
Như bài viết trước Thương có nói khá đáng tiếc khi mình gạch tên 1 KOL vì vô tình dính scandal
Nên bài viết này hi vọng giúp bạn thêm 1 góc nhìn khi chọn KOL để hợp tác cùng nhãn hàng
Nếu bạn quan tâm đến việc làm sao để tạo ra một video với ý tưởng hay thì tham khảo khoá học Video hay ăn thua ở ý tưởng? của videodakenh.com
Better everyday

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *